clock
Đang Tải...

Tin tức Hậu Giang

Chủ động ứng phó với mưa, lũ và triều cường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

30-09-2024
Lượt xem: 478

HGTV – Theo dự báo khu vực tỉnh Hậu Giang đỉnh lũ xuất hiện vào cuối tháng 10 đến giữa tháng 11. Mực nước lũ từ sông Hậu về kết hợp đỉnh triều cường cuối năm và mưa tại chỗ sẽ gây ngập lụt trên diện rộng khoảng từ 3 – 4 đợt với thời gian kéo dài mỗi đợt từ 3 – 7 ngày.

Theo Nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Hậu Giang từ nay đến hết mùa bão khả năng sẽ còn khoảng 04-06 cơn trên biển Đông, trong đó 01-02 cơn ảnh hưởng tới khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Dự báo mùa mưa năm nay kết thúc muộn hơn trung bình nhiều năm từ 05 – 10 ngày và phổ biến trong khoảng 25/11/2024 – 05/12/2024.

ngập lụt

Nguy cơ ngập lụt trên diện rộng khoảng từ 03 – 04 đợt với thời gian kéo dài mỗi đợt từ 03 – 07 ngày

Mực nước cao nhất năm có khả năng xuất hiện vào tuần giữa tháng 10. Tại vùng đầu nguồn sông Cửu Long mực nước cao nhất năm ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn BĐ (báo động) I và thấp hơn trung bình nhiều năm.

Vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam Bộ ở mức cao hơn BĐIII 0,20 – 0,30 m, xấp xỉ hoặc cao hơn năm 2023.

Khu vực tỉnh Hậu Giang đỉnh lũ xuất hiện vào cuối tháng 10 đến giữa tháng 11, tại trạm TP Ngã Bảy mực nước ở mức từ 1,65 m -1,78 m trên BĐIII từ 0,25-0,38 m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,20 – 0,38 m; tại trạm TP Vị Thanh mực nước ở mức từ 0,85 m – 0,95 m ở mức trên BĐIII từ 0,10 – 0,25 m cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,12 – 0,25 m.

Mực nước lũ từ sông Hậu về kết hợp với đỉnh triều cường cuối năm và mưa tại chỗ sẽ gây ngập lụt trên diện rộng khoảng từ 03 – 04 đợt với thời gian kéo dài mỗi đợt từ 03 – 07 ngày.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa, triều cường biển Đông xảy ra trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh vừa có công văn đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các Sở, Ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác vận hành các công trình thủy lợi, đảm bảo ngăn lũ triệt để giảm bớt thiệt hại. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến người dân, nhất là tại vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh. Chủ động phương án phòng, chống ngập úng, vận hành hệ thống cống, trạm bơm tiêu thoát nước, nhất là khu dân cư tập trung, vùng sản xuất cây ăn trái, vùng nuôi trồng thủy sản.

Tổ chức cắm biển cảnh báo, canh gác, hướng dẫn, phân luồng giao thông tại các khu vực ngập lụt, nước chảy xiết, sạt lở, nhất là tại các khu vực đông dân cư, ven sông, kênh, rạch. Duy trì các chốt cứu hộ, cứu nạn tại các điểm xung yếu; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng cứu khi có yêu cầu./.

TIN LIÊN QUAN

Chính sách mới

20-12-2024 - Lượt xem: 43

Bắt quả tang 6 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy

Chính sách mới

19-12-2024 - Lượt xem: 487

Từ 1/1/2025: Giấy phép lái xe quá hạn bao lâu phải thi lại lý thuyết?

Tin tức Hậu Giang

19-12-2024 - Lượt xem: 56

 Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh Hậu Giang tinh, gọn, mạnh

Cộng đồng

19-12-2024 - Lượt xem: 53

Thế giới 2024 qua những hình ảnh ấn tượng

The Gioi Chuyen Dong
Nông nghiệp sinh thái
HOA LÚA
VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
phim việt thời vang bóng
Nhịp sống ngày mới