HGTV – Nghị định 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/2024, quy định rõ về hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Mục tiêu của công tác xã hội là đảm bảo an sinh xã hội, quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, và công bằng xã hội.
Dưới đây là 6 hành vi nghiêm cấm trong hành nghề công tác xã hội, theo Nghị định này:
- Tiết lộ thông tin cá nhân: Không được cung cấp, công bố, tiết lộ hoặc phá hủy thông tin cá nhân của đối tượng khi chưa có sự đồng ý từ họ hoặc người giám hộ, ngoại trừ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Từ chối cung cấp dịch vụ trong trường hợp khẩn cấp: Cấm từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, trừ các trường hợp bất khả kháng được quy định bởi pháp luật.
- Lợi dụng dịch vụ để trục lợi: Không được sử dụng dịch vụ công tác xã hội nhằm mục đích trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Lợi dụng để trục lợi chế độ: Cấm lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi từ các chính sách, chế độ của nhà nước hoặc sự hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân.
- Thu lợi ngoài thỏa thuận: Cấm thu các khoản chi phí ngoài thù lao và các chi phí đã được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ khi có sự đồng ý từ các bên liên quan.
- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp: Không được lợi dụng hành nghề để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện để tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ công tác xã hội, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Xem thêm: